CẤU TẠO TRỤC IN ỐNG ĐỒNG

Đây là một trong các phương pháp in chính, được gọi là in ống đồng vì trục in được mạ một lớp đồng dày khoảng 100 microns, là lớp nhận hình ảnh. Nó còn được gọi là in lõm vì các phần tử in được khắc sâu và nằm dưới bề mặt trục in, phần tử không in nằm trên bề mặt trục in. Trước khi in, toàn bộ trục in được nhúng vào máng mực. Mực ở phần tử không in được gạt sạch bởi dao gạt mực, khi đó mực chỉ còn chứa trong các lỗ (phần tử in), và mực từ các lỗ này truyền vào bề mặt vật liệu in nhờ áp lực in cao và bám vào vật liệu. Vì mực in ống đồng có độ nhớt thấp (khoảng 0,1 Pa.s), nên sau mỗi đơn vị in đều có đơn vị sấy

Để tái tạo tầng thứ, các lỗ trên trục có các dạng sau: Độ sâu lỗ thay đổi nhưng diện tích lỗ không đổi (phương pháp ăn mòn hoá học), độ sâu và diện tích lỗ đều thay đổi (khắc điện tử) – phương pháp này cho phép phục chế hình ảnh chất lượng rất cao.
Khả năng phục chế ở phương pháp in ống đồng lớn hơn, có độ chính xác cao hơn so với phương pháp in typo và offset.
Độ bền của trục in lớn (nếu bảo quản tốt có thể sử dụng để in tái bản), giá thành của trục in cao vì thế nó đòi hỏi phải có số lượng in rất lớn (từ 500.000 vòng tua trở lên). Với các máy in ống đồng hiện đại, tốc độ in đạt trên 200m/phút.
In ống đồng chủ yếu in dạng cuộn, có thể in trên các vật liệu khác nhau như giấy, màng nhựa dẽo, màng kim loại….

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *